II. CÁCH CHỌN GIỐNG VÀ THẢ GIỐNG
1. Cách chọn giống tôm thẻ chân trắng chất lượng tốt:
a. Chọn bằng cảm quan qua các đặc điểm như:
1. Đầu nhỏ, đuôi mập, tỉ lệ giữa bề rộng của bụng với bề rộng của ruột xấp xỉ 4:1
2. Tôm khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, thích bơi ngược dòng, tôm không dị hình, ruột và dạ dày no, cơ thể có màu sắc tươi sáng.
3. Tôm không nhiễm bệnh, cơ thể nguyên vẹn.
Chú ý khi chọn giống tôm thẻ chân trắng nên tránh:
1. Tôm giống có cơ thể không cân đối: đầu to, ngực nở, đuôi quắt
2. Con giống có ruột màu đen, lưng cong
3. Hoạt động chậm chạp
b. Sốc: sốc formol 70 - 100 ppm, thời gian 30 phút, hoặc sốc độ mặn bằng cách giảm đột ngột độ mặn xuống 50%, nếu tỉ lệ chết < 10% là đạt yêu cầu.
c.Chọn qua xét nghiệm: để phát hiện, loại bỏ mẫu tôm yếu, nhiễm virus đốm trắng, đầu vàng, MBV…
2. Cách thả tôm:
Trước khi thả một đêm nên mở mạnh máy quạt nước làm tăng hàm lượng oxy ao nuôi.
Tôm thẻ chân trắng khi bắt giống về có thể thả vào thùng lớn, sau đó múc một ít nước dưới ao cho vào thùng, để khoảng 40 đến 60 phút cho tôm quen dần với môi trường ao nuôi. Khi tôm hồi sức khuấy tạo dòng nước trong thùng, tôm yếu tập trung giữa thùng ta tiến hành siphon để loại bỏ tôm yếu ra ngoài, còn lại tôm khoẻ bơi ngược dòng nước thả từ từ xuống ao.
Hiện nay, Tình Trạng Tôm chết non ngày tuổi rất nhiều, vì vậy trước khi thả tôm post chúng ta có thể ngâm post 1 tiếng bằng Sản Phẩm Bomaga 3-5 ml/100.000-500.000 con post. Để khắc phục hiện tượng tôm chết non, tôm tấp mé nổi đầu và chết đột ngột.
Chú ý: khi thả tôm nên thả đầu gió, thả vào sáng sớm trời mát, giảm stress cho tôm, tỉ lệ sống cao.
III. CHĂM SÓC, QUẢN LÝ
1. Thức ăn và cách cho ăn
Giai đoạn từ ngày 1 đến ngày thứ 14 cho tôm ăn thức ăn 40-45% đạm.
Từ ngày thứ 1 - 7: Cho tôm ăn 1kg thức ăn cho 10.000 con tôm/ngày, cho ăn 2 bữa/ngày (bữa sáng và bữa tối). Nên cho ăn bổ sung thêm thịt cá tươi vào bữa trưa 1 kg/10.000 con tôm nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho tôm vừa gây màu nước duy trì nguồn thức ăn tự nhiên.
Từ ngày thứ 8 - 14: Ngừng cho ăn cá tươi mà chỉ dùng thức ăn. Giai đoạn này nên sử dụng thêm MARINE BOOMER với tỉ lệ 50-100kg/hecta nhằm bổ sung vi sinh vật có lợi cho ao nuôi tôm đồng thời duy trì nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
Giai đoạn từ 15 đến 40 ngày sau khi thả tôm:
Giai đoạn này tăng lên 3 bữa/ngày, thường xuyên kiểm tra khả năng bắt mồi của tôm bằng nhá nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Giai đoạn từ ngày thứ 40 đến khi thu hoạch:
Giai đoạn này cho tôm ăn thức ăn có độ đạm 30%-35%, cho ăn 3 bữa/ngày, hoặc có thể điều chỉnh tăng bữa tuỳ thuộc nhu cầu của tôm. Giai đoạn này nên sử dụng thức ăn bổ sung M.I.P, TODE, YUM YUM theo tỷ lệ 5g/1 kg, cho ăn tất cả các bữa trong ngày kích thích tôm bắt mồi, mau lớn. Đồng thời có thể cho tôm ăn thêm MOMO, MANTRA, SHOSON, RUNA, WELLA, GUFA giúp nong to đường ruột, kích thích tiêu hoá, thúc đẩy sự tăng trưởng của tôm (nên sử dụng đến khi thu hoạch).
Chú ý trong quá trình nuôi nên cho ăn kết hợp với sản phẩm chứa vitamin C như VIT C PLUS, VITA C, HI - C theo tỷ lệ 3-5 g/kg thức ăn, sản phẩm chuyên dùng cho gan như MAXWELL, CEL-MAX để bảo vệ gan tôm, phòng các bệnh về gan, làm tăng tỉ lệ sống, sản phẩm chứa khoáng như CA-PHOS, CAL PLUS 3-5 g/kg thức ăn giúp tôm thẻ chân trắng tạo vỏ nhanh, mau lớn, tỉ lệ sống cao.
Cách điều chỉnh thức ăn trong quá trình nuôi tôm:
Trường hợp 1: Đặt 4 nhá đơn trong ao/1 hecta | Trường hợp 2: Đặt 2 chiếc nhá đôi chỗ nước sâu nhất và chỗ nông nhất |
Cho thức ăn vào nhá: 8g/1 kg tôm trong suốt quá trình nuôi. Đặt sau khi cho ăn 10 phút. Tuổi từ 21-60 ngày:
Tôm đựơc 61-90 ngày tuổi:
Tôm từ 90 ngày tuổi trở lên:
| Cho thức ăn vào nhá theo 2 tỷ lệ:
Tuổi từ 51 đến 90 ngày:
Tôm từ 90 ngày trở lên: Kiểm tra thức ăn thừa sau khi cho ăn 60-90 phút.
|
Chú ý: khi nhấc nhá 2 lần phải tiến hành nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng đến tôm. | Chú ý: Khi kiểm tra nhấc 1 nhá hết sức nhẹ nhàng để tôm ở nhá kia không bị ảnh hưởng. |
Kỹ thuật điều chỉnh thức ăn:
Nếu tôm thẻ chân trắng ăn hết thức ăn trong 2 ngày liền thì tăng lượng thức ăn lên 10-20 %.
Nếu tôm không sử dụng hết thức ăn, hoặc trong trường hợp thay bằng thức ăn khác nên kiểm tra ruột tôm, phân tôm, giảm thức ăn từ 30-50%.
Khi tôm chưa lột vỏ định kỳ 10-15 ngày nên ngừng cho tôm ăn để tôm ăn thức ăn rơi vãi dưới đáy hồ. Do đó sẽ giảm lượng thức ăn thừa dưới đáy hồ, cải thiện được chất lượng nước. Đặc biệt trong giai đoạn 30-80 ngày tuổi.
Trong trường hợp trời nắng đẹp, tảo phát triển mạnh, thức ăn tự nhiên phong phú kiểm tra ruột tôm thấy có nhiều thức ăn tự nhiên. Hoặc trong những trường hợp thấy các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột: xuất hiện khí amonia tăng lên đột ngột nên ngừng cho ăn từ 1-2 ngày, kết hợp với cho thức ăn vào nhá để kiểm tra hoạt động bắt mồi của tôm điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
Thường xuyên quan sát ao tôm, nếu thấy tôm quá mập nên ngừng cho ăn một vài bữa hoặc giảm lượng thức ăn còn 70-80% để tôm có hình thể đẹp.
Giai đoạn tôm từ 1-40 ngày nên dùng thức ăn có hàm lượng prôtein cao 40-50%. Từ ngày 41 trở đi đến lúc bắt bán thì cho ăn thức ăn có hàm lượng protein 30-35%.
Sau khi thả tôm được 30 ngày nên tiến hành bắt tôm để kiểm tra trọng lượng tôm, so sánh trọng lượng tôm với trọng lượng trong bảng hướng dẫn cho ăn, sau đó định kỳ 10 ngày kiểm tra trọng lượng tôm 1 lần và tiến hành điều chỉnh thức ăn theo bảng hướng dẫn.
Khi thấy tôm không đồng đều chứng tỏ tôm thiếu thức ăn nên bổ sung thêm thức ăn cho tôm.
thuysandacloc.vn