Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) là loài được nuôi phổ biến ở Châu Mỹ, sản lượng tôm chân trắng chỉ đứng sau sản lượng tôm sú nuôi trên thế giới. Điểm đặc biệt của loài tôm này là tăng trưởng nhanh, tính thích nghi môi trường tốt, yêu cầu về nguồn dinh dưỡng trong thức ăn thấp. Ngoài ra, vào mùa mưa độ mặn và nhiệt độ thường xuống thấp gây trở ngại lớn cho việc nuôi tôm sú, trong khi tôm thẻ chân trắng lại thích ứng tốt với các mô hình nuôi có độ mặn từ 0 - 40%0, thích hợp với nhiệt độ từ 20 - 300C. Với những ưu điểm trên, cộng với việc dễ nhiễm bệnh đốm trắng ở tôm sú, vì thế những năm gần đây tôm thẻ chân trắng được thuần hoá và nuôi thành công ở Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan.
Hiện nay, 95% diện tích nuôi tôm sú ở Thái Lan đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, cũng như một số địa phương của Trung Quốc như Quảng Đông đã xem đây là đối tượng nuôi chính. ở Việt
Trong tự nhiên tôm thẻ chân trắng phân bố tại vùng duyên hải Thái Bình Dương, tập trung chủ yếu ở phía Tây Mỹ Latinh. Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã có mặt hầu hết ở các nước ven biển khu vực châu á.
Tôm thẻ chân trắng có vỏ mỏng màu trắng đục, chân bò có màu trắng ngà. Đây là loài ăn tạp, chúng ăn cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Tôm thẻ chân trắng không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao như tôm sú vì mức độ hấp thụ protein của tôm thẻ chân trắng có giới hạn, lượng protin hấp thụ không hết sẽ bị thải ra ngoài làm đáy ao dễ bị ô nhiễm.
Tôm có tốc độ sinh trưởng nhanh trong 2 tháng đầu, với điều kiện nuôi phù hợp sau 2 tháng nuôi có thể đạt 15 - 20g/cá thể.
Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường: Nhiệt độ nước từ 18 - 330C, thích hợp từ 20 - 300C, độ mặn từ 0 - 40%0, thích hợp từ 10 - 25%0, pH từ 7,5 - 8,5, độ kiềm > 80 mg/l, độ trong từ 25 - 40 cm.
1. Hình thức nuôi
Tôm chân trắng hay tôm P.vannamei là loại tôm có cường độ bắt mồi khoẻ, lớn nhanh thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh như mô hình ít thay nước, mô hình tuần hoàn khép kín. Diện tích ao nuôi từ 0,5 - 1ha, độ sâu của nước 1,5 - 2m, mật độ từ 25 - 60 con/m2 như tôm sú nhưng thời gian nuôi chỉ cần 80 ngày tôm đạt cỡ 50 con/kg, trong khi đó tôm sú phải cần 110 - 120 ngày.
2. Chọn vùng nuôi
éịa hình phù hợp cho việc xây dựng ao nuôi công nghiệp là vùng cao triều mới thuận lợi cho việc cấp nước, thoát nước và phơi khô đáy ao khi cải tạo. Tôm P.vannamei không thích sống ở ao đáy cát hoặc đáy bùn nên đất xây dựng ao phải là đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn hữu cơ, có kết cấu chặt, giữ được nước, pH của đất phải từ 5 trở lên.
Nguồn nước cung cấp chủ động, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp hoặc sinh hoạt pH của nước từ 8,0 đến 8,3. éộ mặn từ 10 - 25.
Về kinh tế xã hội : Nên chọn địa điểm vùng nuôi thuận lợi về giao thông, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm và an ninh trật tự tốt.
3. Thời vụ nuôi
Tôm P.vannamei là loại tôm rộng độ mặn, rộng nhiệt, nhưng phạm vi thích hợp để tôm sinh trưởng nhanh có giới hạn. ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ thời gian tháng 2 hằng năm nhiệt độ nước còn dưới 18oC. Mùa mưa bão thường xảy ra trong tháng 8 và tháng 9. Do vậy, vụ nuôi tôm chỉ bắt đầu được từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến hết tháng 7 và vụ II từ tháng 10 đến tháng 12. ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ vụ nuôi từ tháng 1 tháng 2 đến hết tháng 8, mỗi vụ từ 3 đến 4 tháng, mùa mưa từ tháng 9 - 11 hằng năm.
4. Chọn và xây dựng ao nuôi
Ao nuôi nên xây dựng ở vùng cao triều để thuận lợi cho việc cấp nước, thoát nước và phơi khô đáy ao khi cải tạo. Tôm thẻ chân trắng không thích sống ở đáy bùn nên đất xây dựng ao phải là đất thịt pha cát hoặc đất cát (đối với nền đáy cát nên lót bạt để chống thấm), ít mùn bã hữu cơ.
Ao nuôi tôm thẻ có kết cấu tương tự như ao nuôi tôm sú bao gồm hệ thống ao nuôi, ao chứa lắng, ao xử lý nước thải, hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt.
+ Ao nuôi: Ao nuôi có diện tích từ 3.500 - 5.000m2 để thuận tiện cho việc quản lý, độ sâu mực nước tối thiểu là 1,5m. Hình dạng ao phổ biến hiện nay là hình vuông hoặc hình chữ nhật, ao càng ít góc cạnh càng tốt thuận tiện cho việc lưu chuyển của dòng nước để dồn chất thải vào giữa ao. Đáy ao cần thiết kế bằng phẳng có độ dốc nghiêng về phía cống thoát. Bờ ao cần được gia cố kỹ, nhằm tránh thẩm thấu và sạt lỡ khi mưa bão. Đối với ao nuôi được xây dựng trên vùng đất cát thì cần phải lót bạt toàn bộ ao nuôi để giữ nước.
+ Ao chứa lắng: Có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát môi trường ao nuôi và trữ nước để cung cấp cho ao nuôi. Diện tích ao chứa lắng chiếm khoảng 20 - 30% tổng diện tích ao nuôi. Nếu có điều kiện thì nên xây dựng ao chứa lắng cao hơn ao nuôi để có thể tự cấp nước cho ao nuôi bằng hình thức tháo cống mà không cần phải bơm.
+ Ao xử lý nước thải: Chiếm khoảng 10% diện tích ao nuôi, trong ao chứa lắng nên nuôi một số đối tượng ăn lọc như hàu, vẹm hoặc sử dụng vi sinh để xử lý nước thải của ao nuôi trước khi thải ra môi trường, tránh ô nhiễm.
+ Hệ thống cấp và thoát nước: Dùng để cấp nước cho các ao nuôi và dẫn nước của ao nuôi ra ao xử lý. Mương cấp nên xây dựng cao bằng mức nước cao nhất của ao nuôi và mương thoát thấp hơn đáy ao 20 – 30cm để thoát hết được nước trong ao khi cần tháo cạn.
5. Chuẩn bị ao nuôi
- Đối với ao mới xây dựng: Cho nước vào ao ngâm 4 – 5 ngày, sau đó xả ra, lặp lại như vậy 2 – 3 lần rồi mới bón vôi. Với ao nuôi xây dựng trên vùng đất cát thì sau khi lót bạt xong, đáy ao nên rải cát dày 20 – 30cm để làm nơi trú ẩn cho tôm khi lột xác.
- Đối với ao cũ: Cần loại bỏ hết chất thải hữu cơ trong vụ nuôi trước. Tùy điều kiện từng vùng nuôi mà ta chọn một trong hai cách sau:
+ Ao có thể tháo cạn được thì tiến hành nạo vét hết chất thải lắng đọng ở đáy ra khỏi ao, lưu ý: chất thải phải được đưa ra vùng chứa chất thải tập trung để xử lý, không được sử dụng để đắp lại bờ ao nuôi. Sau đó phơi khô đáy ao cho đến khi nứt chân chim, cày lật nền đáy ao phía dưới lên cho tiếp xúc với không khí và ánh sáng để làm sạch nền đáy, loại bỏ khí độc (H2S, NH3) và hạn chế vi khuẩn có hại phát triển trong tầng yếm khí kết hợp với bón vôi. Sau khi phơi khô thì phải đầm nén đáy ao lại như cũ trước khi lấy nước vào ao.
+ Ao không thể tháo cạn thì ta dùng máy bơm áp lực cao để gom chất thải lại một chỗ và bơm vào ao chứa chất thải. Với ao nuôi trên cát, nếu có điều kiện thì nên thay toàn bộ lớp cát ở đáy ao hoặc cũng có thể sử dụng máy bơm để gom chất thải và bổ sung thêm lượng cát bị bơm ra ngoài.
Lượng vôi bón tùy theo pH đất đáy ao:
pH từ 6 – 7 dùng 300 - 400kg/ha.
pH từ 4,5 – 6 dùng 500 – 1.000kg/ha.
Sau đó phơi ao thêm 5 – 7 ngày để vôi thấm hết vào đất, rồi tiến hành lấy nước vào ao qua túi lọc.
Nước cấp vào ao phải đạt từ 1,2m trở lên, xử lý diệt trùng bằng một số loại hóa chất khử trùng như: Chloril, Foocmalin, Iot, thuốc tím. Xử lý diệt trùng là biện pháp loại bỏ hết các động vật (cá, giáp xác...), vi khuẩn và virus trong ao, không còn mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất khử trùng nước với nồng độ khác nhau, để đạt được hiệu quả cao nên chọn những loại hóa chất của những nhà sản xuất có uy tín và có hướng dẫn sử dụng rõ ràng.
Gây màu nước bằng cách: Dùng 1kg bột đậu nành khô + 3kg cám gạo + 1kg bột cá nấu chín /5.000m2, trộn đều, ủ qua đêm sau đó hòa với nước tạt đều khắp ao, làm liên tục 3 – 4 ngày. Hoặc có thể sử dụng phân vô cơ như NPK hoặc DAP với lượng 10 – 15kg/ha. Đối với ao nuôi xây dựng trên vùng đất cát, do đặc thù của vùng đất nên khi gây màu nước cần bổ sung thêm EDTA 1kg/ha, và một số khoáng vi lượng để giúp tảo phát triển ổn định trong thời gian đầu. Màu nước có ý nghĩa rất lớn đối với ao nuôi tôm để: Làm tăng lượng ôxy hoà tan trong nước, ổn định chất nước và làm giảm các chất độc trong nước, làm thức ăn bổ sung cho tôm, giảm độ trong của nước giúp cho tôm nuôi dễ tránh địch hại, ổn định nhiệt độ trong ao, hạn chế tảo sợi và tảo đáy phát triển, hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, đảm bảo cân bằng sinh thái vùng nước. Khi thấy nước có màu vàng xanh hay nâu vàng, kiểm tra các yếu tố môi trường để điều chỉnh cho phù hợp với tôm rồi tiến hành thả giống.
6. Thả giống
Khi chọn tôm giống cần quan sát: Tôm có kích cỡ đồng đều, có màu trắng, hoạt động nhanh nhẹn, khi đưa vào chậu và xoay tròn dòng nước, tôm tủa ra xung quanh và bơi ngược dòng. Râu và phụ bộ đầy đủ, sạch sẽ, không bị dị hình, ruột chứa đầy thức ăn. Cỡ giống thả thích hợp là PL12 – PL15, chiều dài cơ thể 11 – 12mm.
Gây sốc để kiểm tra chất lượng tôm giống bằng cách lấy 100 con giống cho vào xô chứa 2 lít nước đang nuôi, sau đó đổ trực tiếp 3 lít nước ngọt vào để hạ độ mặn đột ngột, sau 2 giờ kiểm tra thấy lượng tôm chết nhỏ hơn 10% là được.
Khi chọn được bể tôm có chất lượng tốt bằng cảm quan, tiến hành lấy mẫu kiểm tra bệnh đốm trắng và bệnh MBV qua phòng thí nghiệm. Khi lấy mẫu dùng vợt lấy từ đáy bể lên đến mặt, cho ra chậu sau dó lấy mẫu trong chậu đưa đi kiểm tra. Kết quả phân tích bệnh đốm trắng âm tính, bệnh MBV nhỏ hơn 30% (không có hoặc càng nhỏ hơn 30% càng tốt) thì mới thả nuôi được.
Để tôm giống thả nuôi có tỷ lệ sống cao thì cần hạ độ mặn nước nước trong bể giống trước 2 – 3 ngày, sự chênh lệch độ mặn khi thả nuôi cho phép là 5%0. Không nện hạ độ mặn xong vận chuyển ngay, tôm sẽ lột xác nhiều trong bao, tỷ lệ hao hụt tăng. Khi vận chuyển cần phải hạ nhiệt độ tránh hiện tượng tôm ăn lẫn nhau. Nên thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh nhiệt độ quá cao sẽ gây sốc cho tôm. Trước khi thả tôm phải ngâm bao tôm trong nước ao nuôi khoảng 30 – 40 phút để cân bằng nhiệt độ, khi thả tôm thì mở miệng bao và cho nước vào từ từ tránh không để tôm bị sốc.
Mật độ thả nuôi: Mật độ nuôi tùy thuộc vào hình thức nuôi và điều kiện nuôi, trung bình từ 70 – 150con/m2.
7. Chăm sóc, quản lý
Trong nuôi tôm công nghiệp, việc quản lý thức ăn và cách thức cho ăn là một trong những yếu tố quan trong quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn, người nuôi cần chọn lựa loại thức ăn có chất lượng cao, hệ số chuyển đổi thức ăn hiệu quả nhất. Bên cạnh đó phải có cách cho ăn khoa học, hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, không thiếu, không thừa, vừa thúc đẩy tôm lớn nhanh vừa bảo vệ được môi trường ao nuôi, không gây ô nhiễm và tránh lãng phí.
Cho tôm ăn 4 – 5 bữa/ngày, lượng cho ăn tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Do tập tính sống của tôm thẻ chân trắng là loài hoạt động linh hoạt và rất nhạy cảm với những tác động về mặt cơ học nên thẻ chậm tiếp xúc với sàng ăn hơn tôm sú. Do vậy, để luyện cách cho ăn này cần mất nhiều thời gian hơn. ở những ao nuôi với mật độ trên 70 con/m2 thì sau 30 – 35 ngày có thể sử dụng sàng ăn để kiểm tra, với ao nuôi 5.000m2 sử dụng 3 – 4 sàng ăn để quản lý thức ăn là tốt nhất. Ngoài ra vì tôm thẻ có thân hình trong rất dễ kiểm tra thức ăn thông qua đường ruột của tôm, trước khi cho ăn 30 phút kiểm tra nếu 90% đường ruột của tôm có màu của tảo hoặc không phải màu thức ăn, như vậy thức ăn cho bữa trước đó từ đủ tới thiếu, nếu đường ruột có màu thức ăn thì có nghĩa là thức ăn bữa trước còn thừa.
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm ăn rất mạnh nên cần phải đảm bảo lượng thức ăn cho tôm, nếu thiếu thức ăn tôm thẻ sẽ có hiện tượng ăn thịt lẩn nhau. Khi thời tiết nắng nóng hoặc mưa to phải giảm hoặc không cho tôm ăn. Ngưng sử dụng máy quạt nước trong suốt thời gian cho ăn đến khi kiểm tra. Ngưng hoặc giảm cho ăn trong lúc tôm lột xác.
Thức ăn cho tôm chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí của cả vụ nuôi. Nuôi tôm thâm canh chi phí thức ăn chiếm 50-60% trông tổng chi phí sản xuất (còn nuôi bán thâm canh chiếm 40% tổng chi phí sản xuất) do vậy sử dụng thức ăn có chất lượng tốt sẻ cải thiện quá trình sản xuất nâng cao lợi nhuận đồng thời giảm sự ô nhiểm môi trường ở khu vực nuôi.
Thức ăn dùng trong nuôi tôm thâm canh chủ yếu là thứ ăn công nghiệp có chất lượng cao (Đảm bảo hàm lượng đạm thô 40 -45%) đã qua kiểm tra chất lượng của các cơ quan có chức năng, có hệ số chuyển đổi thức ăn từ 1.2-1.4 trong điều kiện quản lý và cho ăn tốt.
Số lần cho tôm ăn từ 4-5 lần/ ngày phụ thuộc vào kích cỡ của tôm. Số lần cho ăn tăng lên khi tôm càng lớn.
Tỉ lệ thức ăn cho tôm được tính theo tỉ lệ % so với trọng lượng thân tôm. Tôm cỡ nhỏ tỉ lệ thức ăn nhiều hơn tôm cỡ lớn vì tôm cần nhiều thức ăn để phát triển nhanh. Cách tính số lượng thức ăn hàng ngày đã được tính cụ thể trong bản hướng dẫn cho tôm ăn do các nhà sản xuất thức ăn hướng dẫn cho người nuôi tôm.
Khi cho tôm ăn cần phải rải đều thức ăn khắp ao.
Nếu thả tôm giống cỡ P15 :
- Tuần thứ nhất : Ngày đầu cho ăn 1,5 -2 kg thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) cho 100.000 con P15 - P20. Sau đó mỗi ngày tăng lên 100 -200g.
- Tuần thứ hai : Sau mỗi ngày tăng lên 200 - 400 g
- Tuần thứ ba : Sau mỗi ngày tăng lên 400 - 600g.
- Tuần thứ tư : Sau mỗi ngày tăng lên 600 - 800g.
Mỗi ngày cho ăn 4 lần vào các thời điểm : 6-7h sáng, 10 -11h trưa, 17 -18h chiều và 23 -24h tối.
Từ 1,5-2 tháng cần dùng vó để kiểm tra việc sử dụng thức ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời. Mỗi ao nên đặt từ 4 vó trở lên căn cứ vào diện tích của ao.
Chọn vị trí đặt vó kiểm tra thức ăn tôm phải hợp lí để có kết quả kiểm tra chính xác. Nên đặt vó cách xa chân bờ ao 1m và chỉ cho thức ăn vào vó sau khi đã rải thức ăn vào ao xong, đặt vó ở vị trí sạch sẽ trong ao nuôi.
Cách tính thức ăn và thời gian kiểm tra thức ăn như sau :
Trọng lượng tôm bình quân (gam) | Mức cho ăn (% cơ thể) | Thức ăn cho vào vó ( % lượng thức ăn ) | Thời điểm kiểm tra vó sau khi cho ăn (giờ) |
0,2 | 6 -6,5 | 2 | 3 |
0,5 | 5,5 | 2,4 | 2,5 |
10 | 4,5 | 2,8 | 2,5 |
15 | 3,8 | 3 | 2 |
20 | 3,5 | 3,3 | 2 |
25 | 3,2 | 3,6 | 1,5 |
30 | 2,8 | 4 | 1 |
35 | 2,5 | 4,2 | 1 |
* Cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng làm tôm giảm ăn là :
- Trong thời gian lột vỏ tôm ăn ít, cần giảm bớt lượng thức ăn cho tôm.
- Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ môi trường lớn hơn 300C hoặc nhỏ hơn 180C tôm ăn ít cần giảm bớt lượng thức ăn cho tôm.
- Khi tảo tàn làm nước ao trong, chất lượng nước ao không tốt làm tôm giảm ăn cần giảm bớt lượng thức ăn cho tôm.
- Khi Tôm có dấu hiệu bệnh hoặc bắt đầu bị bệnh cũng giảm ăn cần giảm bớt lượng thức ăn cho tôm.
Khi trong ao có một trong các trường hợp trên xảy ra, thì giảm 30 - 50% lượng thức ăn và xử lí các yếu tố môi trường cần thiết trong ao càng nhanh càng tốt.
Sau 2 giờ cho tôm ăn ta kiểm tra vó, nếu còn lại khoảng 10% thức ăn trong vó thì lần sau giữ nguyên lượng thức ăn, nếu thức ăn còn nhiều thì bữa sau giảm bớt thức ăn cho tôm ... Sau khi kiểm tra nên cho vó lên bờ phơi khô.
Khi chuyển thức ăn từ cỡ nhỏ lên cỡ lớn, phải giảm cỡ nhỏ, bổ sung cỡ lớn từ từ chứ không đổi cỡ thức ăn đột ngột, tôm sẽ không thích nghi kịp và sẽ bỏ ăn
Nếu quản lý chặt chẽ được số lượng và chất lượng thức ăn không để dư thừa thức ăn sẽ giữ được môi trường sạch sẽ và đỡ lảng phí thức ăn.
Khi tôm lớn, có trọng lượng từ 7-10g/con cần dùng chài để kiểm tra tôm trong ao. Định kì 7 -10 ngày chài tôm một lần để lấy mẫu kiểm tra, chỉ thực hiện chài sau khi cho tôm ăn khoảng 2 giờ và vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, chài lấy mẫu ở các góc ao và một điểm ở giữa ao để lấy trị số trung bình. Căn cứ lượng tôm chài được ta ước lượng tỉ lệ sống và trọng lượng cơ thể tôm trong ao nuôi và từ đó tính lượng thức ăn cần cho tôm ăn.
Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho tôm là > 4mg/l. Tuy nhiên, do tôm thẻ chân trắng là loài hoạt động mạnh nên trong ao nuôi cần bảo đảm lượng oxy hòa tan trong nước bằng cách sử dụng máy quạt nước. Với ao nuôi có diện tích 5.000m2, độ sâu 1,5m thì cần 4 - 6 máy quạt nước, máy nên đặt cách bờ ao 1 – 2m. Khi thay nước không được thay quá 30%, tốt nhất là nước ngọt. Việc thay nước ngọt còn có tác dụng phòng bệnh cho tôm vì đa số các loại vi sinh vật và một số virus gây bệnh cho tôm sẽ bị tiêu diệt khi gặp nước ngọt.
Để ổn định độ kiềm và màu nước ao nuôi, định kỳ 7 ngày sử dụng Dolomite với lượng 10 – 15kg/1.000m2 hòa tan trong nước và tạt đều xuống ao nuôi. Do nuôi với mật độ cao nên chất thải của tôm và thức ăn dư thừa nhiều, để không ảnh hưởng đến tôm nuôi cần sử dụng định kỳ các loại vi sinh có tác dụng phân hủy mùn bã hữu cơ. Hàng ngày cần kiểm tra các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý cần thiết.
8. Thu hoạch
Trong điều kiện chăm sóc tốt thì sau khoảng 85 – 95 ngày nuôi tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm (50 – 60con/kg), nên tiến hành thu hoạch vì từ giai đoạn này trở đi tôm phát triển rất chậm, nếu tiếp tục nuôi thì hiệu quả kinh tế thu được không cao.
Trần Quốc Tuấn - Trạm KNKN huyện Vĩnh Linh