Anh Nguyễn Văn Trí hỏi: Chuẩn bị như thế nào cho phù hợp vụ nuôi theo mùa mưa, vụ nuôi tôm mùa mưa chuẩn bị khác mùa nắng như thế nào ?
Anh Nguyễn Văn Trí thân mến!
Trong nuôi tôm công nghiệp, khâu chuẩn bị ao là một công tác hết sức quan trọng, góp phần nâng cao tỉ lệ sống của tôm ngay từ khi thả giống… Vì vậy, việc cải tạo ao dù là ở mùa nào hay vụ nuôi nào cũng giống nhau và cần thực hiện thật tốt các khâu, từ san ủi đáy ao, tu sửa mái bờ, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho đến bơm lọc nước, xử lý nước…
Anh Đỗ Văn Trọng (ấp 15, xã Vĩnh Hậu A, Hòa Bình, Bạc Liêu) hỏi: Ao đang nuôi bị tảo roi 90%, thu hoạch rồi gặp mưa nên cải tạo ao không được, tôi lấy nước vô tính xử lý tảo roi và các loại tảo độc trong ao nhưng không biết phải dùng thuốc như thế nào?
Anh Đỗ Văn Trọng thân mến!
Trong trường hợp này anh có thể sử dụng một số loại thuốc DST, Kill Algae của Công ty Vemedim dùng để xử lý tảo trong ao nuôi. Đối với ao chưa có tôm, anh có thể sử dụng một số hóa chất để xử lý ao nuôi một cách triệt để như: BKC, Protectol (GDA)...
Anh Phạm Văn Thinh (ấp Năm Căn, xã Vĩnh Tân, Vĩnh Châu, Sóc Trăng) hỏi: Tôm nuôi 20 ngày, độ kiềm 80 – 85ppm. Vậy có vôi gì tạt cho độ kiềm tăng lên?
Anh Phạm Văn Thinh thân mến!
Đây là độ kiềm thích hợp, không ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Do tôm mới 20 ngày tuổi, giai đoạn này tôm đang sử dụng nhiều tảo nên anh cứ định kỳ 2-3 ngày bón Dolomit (loại tốt) 2 kg/100m2 vào buổi sáng, vừa gây được tảo vừa ổn định pH và tăng kiềm. Tuy nhiên, nếu anh muốn tăng kiềm nhanh cần sử dụng khoáng tạt N079 2 kg/1.000m3 vào thời điểm 7 – 8 giờ tối, trưa hôm sau cấy vi sinh TA-PONDPRO 0,5 kg/ 3.000m3 của Công ty Trúc Anh.